Các kỹ thuật cấy máu đã phát triển từng bước từ các phương pháp thủ công sử dụng môi trường nuôi cấy đến những hệ thống cấy máu tự động. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin và phân tích một số phương pháp cấy máu hiện có trên thị trường.
Phương pháp cấy máu thủ công
Nguyên tắc cấy máu thủ công rất đơn giản: Mẫu máu thu từ tĩnh mạch của bệnh nhân được nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng. Môi trường nuôi cấy này được bổ sung các chất dinh dưỡng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của hầu hết các loại vi khuẩn và vi nấm gây bệnh.
Một trong những sản phẩm cấy máu thủ công rất hiệu quả và thuận tiện đó là chai cấy máu thủ công Oxoid Signal Blood.
Một chai cấy máu được thiết kế thông minh, gồm thân chai và thiết bị tín hiệu (detector) được cắm vào thân chai qua ống kim tiêm. Mỗi mẫu máu được cấy trong một chai riêng biệt giúp hạn chế lây nhiễm chéo. Khi có sự phát triển của vi sinh vật, các khí được giải phóng làm tăng áp suất trong chai nuôi cấy. Áp suất trong chai tăng làm máu được bơm vào kim tiêm và dẫn lên detector. Kỹ thuật viên có thể dễ dàng quan sát mẫu máu qua detector và xác định mẫu có dương tính hay không.
Phương pháp cấy máu tự động
Thay vì đọc thủ công bằng các phương pháp thông thường, máy cấy máu tự động đã được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu những năm 1970, và đang là lựa chọn hàng đầu để phát hiện mầm bệnh từ mẫu máu. Các hệ thống này giúp tăng năng suất cấy máu, giảm thời gian thực hiện kỹ thuật của các kỹ thuật viên. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy cấy máu tự động với các nguyên tắc hoạt động khác nhau.
Máy cấy máu tự động sử dụng cảm biến hóa học (Chemical sensor)
Nếu vi sinh vật xuất hiện trong môi trường nuôi cấy, chúng sẽ thực hiện quá trình trao đổi chất, giải phóng khí CO2 vào môi trường. Lượng CO2 này sẽ phản ứng với thuốc nhuộm trong cảm biến ở đáy chai. Nhờ vậy lượng ánh sáng được hấp thụ bởi vật liệu huỳnh quang trong cảm biến sẽ thay đổi. Mức độ huỳnh quang đo được bởi thiết bị quang (photodetector) tương ứng với lượng CO2 do vi sinh vật giải phóng ra. Việc theo dõi tốc độ và lượng CO2 tăng lên trong môi trường nuôi cấy cho phép kết luận mẫu thử dương tính hay không, nói cách khác, mẫu thử có chứa vi sinh vật hay không.
Máy cấy máu tự động sử dụng cảm biến màu sắc (Colorimetric sensor)
Bên cạnh đó, còn có thể theo dõi sự hiện diện và giải phóng CO2 vào môi trường nuôi cấy bằng cảm biến màu và ánh sáng phản xạ. Nếu vi sinh vật có mặt trong mẫu thử, CO2 sẽ được giải phóng qua quá trình chuyển hóa chất nền, khi đó màu sắc của cảm biến thấm khí dưới đáy mỗi chai nuôi cấy sẽ chuyển sang màu vàng.
Máy cấy máu tự động sử dụng sự thay đổi áp suất khí
Khác với các hệ thống cấy máu tự động xác định sự hiện diện của vi sinh vật bằng sự xuất hiện của khí CO2 thông qua cảm biến đang sử dụng trên thị trường hiện nay, có một hệ thống phụ thuộc vào sự thay đổi áp suất. VersaTREK là hệ thống duy nhất có khả năng phát hiện được cả khí sản xuất và khí tiêu thụ bởi vi sinh vật (như O2, CO2, N2, H2).
Bằng cách nhận biết sự thay đổi áp suất do các khí trên gây ra trong chai cấy máu, VersaTREK cho phép phát hiện nhiều loại vi sinh vật, kể cả vi sinh vật khó mọc. Công nghệ độc quyền này giúp trả kết quả nhanh hơn từ đó giảm thời gian lưu trú và chi phí trị liệu, giúp tăng cường hiệu quả chăm sóc bệnh nhân.
Công ty TNHH Thiết bị Khoa học Việt Anh là nhà phân phối ủy quyền chai cấy máu thủ công Oxoid Signal Blood và dòng máy cấy máu tự động VersaTREK của hãng Thermo Fisher Scientific tại Việt Nam. Đến với chúng tôi khách hàng sẽ được tư vấn tận tình cũng như các dịch vụ hỗ trợ chất lượng nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi bất cứ khi nào bạn cần.