ỨNG DỤNG PHÒNG SẠCH TRONG BỆNH VIỆN

ỨNG DỤNG PHÒNG SẠCH TRONG BỆNH VIỆN

Hình 1: Phòng hồi sức cấp cứu (trái) và phòng phẫu thuật (phải)

Bên cạnh phòng phẫu thuật, bệnh viện còn có rất nhiều khu vực cần đảm bảo tuân thủ các điều kiện phòng sạch đặc biệt là các phòng/khu vực cách ly như khu điều trị tích cực; phòng kỹ thuật can thiệp; phòng hồi sức cấp cứu và hành lang vô khuẩn.

 

1. Các loại phòng cách ly trong bệnh viện:

Có bốn loại phòng cách ly, trong đó có hai loại là phòng áp suất âm và hai loại phòng áp suất dương.

Phòng cách ly loại S

Phòng cách ly loại S là phòng có áp suất không khí trung bình hoặc tiêu chuẩn. Điều hòa nhiệt độ được sử dụng để cách ly tiếp xúc, phòng này yêu cầu sử dụng găng tay, áo choàng và khẩu trang để đảm bảo không ai tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm.

Phòng cách ly loại P

Phòng loại P là phòng áp suất dương. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch được bảo vệ khỏi bị lây nhiễm bởi các phần tử nguy hiểm tiềm ẩn từ những bệnh nhân khác, người thăm bệnh hoặc nhân viên y tế.

Phòng cách ly loại N

Phòng loại N là phòng áp suất âm, trong đó những người bên ngoài phòng được bảo vệ khỏi bất kỳ hạt có khả năng lây nhiễm từ trong phòng. Các phòng loại N nên ở phía trước khu khám chữa bệnh nội trú để bệnh nhân không đi ngang qua các bệnh nhân khác ở các khu vực khám chữa bệnh của bệnh viện.

Các phòng cách ly loại N được trang bị hệ thống thoát khí để loại bỏ nhiều không khí hơn so với lượng không khí được cung cấp. Buồng đệm/Phòng đệm không phải lúc nào cũng cần là phòng cách ly loại N.

Phòng cách ly loại Q

Phòng loại Q là phòng áp suất âm bao gồm các biện pháp kiểm soát nhiễm trùng bổ sung như phòng đệm và được sử dụng trong các tình huống cần cách ly.

Có các biện pháp phòng ngừa cao hơn được thực hiện với các phòng Loại Q, bao gồm báo động để cảnh báo nhân viên về tình trạng mất áp suất trong phòng, cửa tự đóng, phòng tắm riêng cho bệnh nhân và hệ thống thông gió không cho phép không khí cũ tuần hoàn trở lại phòng.


Bộ lọc HEPA nên được sử dụng để kiểm soát không khí bị nhiễm khuẩn trước khi thải ra môi trường bên ngoài của cơ sở chăm sóc sức khỏe.

Hình 2: Định hướng dòng khí trong phòng áp lực âm và phòng áp lực dương
 

2. Thiết kế phòng cách ly

Trong y tế, đặc biệt là tại các bệnh viện, phòng áp suất dương như phòng điều trị bệnh nhân suy giảm miễn dịch, phòng hồi sức sơ sinh, phòng IVF, phòng mổ... cho phép giữ an toàn cho bệnh nhân dễ bị nhiễm trùng khỏi các nguồn lây nhiễm khác nhau. Ngược lại, những phòng áp suất âm được sử dụng để cách ly các nguồn lây nhiễm trong không khí, thường dùng để cách ly bệnh nhân mắc bệnh truyền nhiễm; phòng nghiên cứu dược chất, phòng khám nghiệm tử thi… nhằm bảo vệ những người bên ngoài phòng khỏi bị phơi nhiễm. Chính vì vậy, dù là phòng áp lực dương hay phòng áp lực âm thì cũng có những yêu cầu đặc biệt về thiết kế để đảm bảo được chức năng của phòng.
Về tổng thể, thiết kế phòng sạch cách ly cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Tuần hoàn không khí qua màng lọc HEPA để kiểm soát các tác nhân nhiễm.
  • Trang bị thiết bị kiểm soát không khí FFU (Fan Filter Unit - thiết bị lọc khuếch tán dòng khí một chiều được sử dụng nhằm cung cấp một lượng không khí sạch cho một phòng, hoặc một khu vực cách ly).
  • Thiết kế hệ thống HVAC theo tiêu chuẩn phòng sạch, dẫn khí theo hướng mong muốn.
  • Xây dựng hệ thống tiệt trùng bằng tia UV kết hợp màng lọc HEPA.
  • Cần có khu vực trung gian giữa phòng áp suất và môi trường bên ngoài để chuyển hàng, quan sát và bảo quản đồ bảo hộ.


Phòng cách ly cần phải đáp ứng các tiêu chuẩn phòng sạch theo ISO (thông thường phòng cách ly cần đạt tối thiểu ISO cấp 7), đảm bảo có các hệ thống kiểm soát áp suất, độ ẩm và điều hòa không khí thích hợp bên trong phòng. Tiêu chuẩn ISO cũng quy định rất rõ về số lần thay đổi không khí trong phòng (Hình 3). Số lượng FFU (Fan Filter Unit), luồng gió đầu vào / đầu ra và kích thước phòng sẽ quyết định số lần thay đổi không khí trong phòng. Có nhiều lý do để tăng số lượng FFU thay vì tăng cường độ FFU bao gồm tính toán hiệu suất thông khí tối đa, dự phòng cho hệ thống, tuổi thọ của bộ lọc và tiếng ồn.

Hình 3: Quy định về số lần thay đổi không khí trong phòng sạch theo ISO

Đặc biệt, theo ISO (Hình 4) cần phải kiểm soát chặt chẽ số lượng và chất lượng không khí đưa vào và ra khỏi phòng cách ly. Chất lượng không khí phòng sạch cần được giám sát định kỳ chặt chẽ ở cả hai chỉ tiêu: Tiểu phân không khí và Vi sinh không khí.

Cleanroom Classification Standards | DesignTek Consulting Group, LLC USP <1116> and its Implications for Measuring Microbial Recovery Rates

Hình 4: Quy định về giới hạn tiểu phân và vi sinh không khí theo ISO và GMP

 

 

Công ty TNHH Thiết Bị Khoa Học Việt Anh hân hạnh cung cấp đầy đủ giải pháp giám sát không khí phòng sạch bao gồm các thiết bị đo tiểu phân không khí MET ONE HHPC+ và MET ONE 3400+ đến từ hãng Beckman Coulter và các thiết bị Air Sampler kiểm tra vi sinh không khí của Merck dòng MAS 100.

 

Tài liệu tham khảo: https://www.news-medical.net/health/What-are-Negative-Pressure-Rooms.aspx

 

Đang xem: ỨNG DỤNG PHÒNG SẠCH TRONG BỆNH VIỆN