Được hỗ trợ bởi Dịch

AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM & TƯƠNG LAI XUẤT KHẨU NGÀNH THỰC PHẨM VIỆT NAM

Trong bài phát biểu nhân Ngày An toàn Thực Phẩm Thế giới năm nay (7/6/2023), theo số liệu thống kê của WHO và FAO, mỗi ngày thế giới có trên 1,6 triệu người mắc bệnh vì ăn phải thực phẩm bẩn và khoảng 420.000 người thiệt mạng mỗi năm. Do đó, hai cơ quan của Liên Hiệp quốc kêu gọi cộng đồng quốc tế nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của an toàn thực phẩm, với trọng tâm là thực hành và thiết lập các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm để tiêu thụ. Theo Tiến sĩ Maria Neira – WHO, có tới hơn 200 bệnh, từ tiêu chảy đến ung thư, là do ăn thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng hoặc hóa chất.

Với thực trạng đó, để Việt Nam có thể tăng thị phần xuất khẩu nông sản, thực phẩm trên những thị trường khó tính như EU, Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc… thì việc đạt được mục tiêu cụ thể về tăng cường quản lý, kiểm tra vệ sinh thú y và an toàn thực phẩm đối với động vật, sản phẩm động vật là rất cấp thiết. Vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm cần được đảm bảo trong cả quá trình từ chăn nuôi, vận chuyển, giết mổ, sơ chế, chế biến, kinh doanh động vật và sản phẩm động vật.

Nhiễm khuẩn thực phẩm và nước là vấn đề lớn trong đảm bảo an toàn thực phẩm, liên quan đến tỷ lệ tử vong gia tăng và gánh nặng kinh tế. Vi sinh vật gây bệnh như Samonella, và STEC (nhóm vi khuẩn E. coli tạo độc tố Shiga), Campylobacter jejuni là nguyên nhân chính gây bệnh, nhập viện và tử vong. Hiện nay, phương pháp nuôi cấy truyền thống vẫn được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong phân tích vi sinh thực phẩm, dựa trên khả năng tăng sinh tạo khuẩn lạc của vi khuẩn trên môi trường dinh dưỡng. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, chi phí thấp, cung cấp được thông tin về số lượng và chủng loại vi sinh vật sống hiện diện trong mẫu thực phẩm.

Quy trình phát hiện Salmonella bằng phương pháp nuôi cấy truyền thống (ISO 6579-1:2017)

Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp nuôi cấy truyền thống là tốn thời gian, thực hiện qua nhiều bước, từ tăng sinh, tăng sinh chọn lọc đến nuôi cấy trên môi trường chọn lọc và sau đó phải xác nhận bằng các thử nghiệm sinh hóa và huyết thanh. Trung bình mất khoảng từ 3-5 ngày để thực hiện toàn bộ quy trình và định danh được vi sinh vật. Hơn thế nữa, độ đặc hiệu và tính chính xác khi thực hiện nuôi cấy vi sinh vật có thể bị ảnh hưởng bởi sự phân bố đồng đều của vi sinh vật trong mẫu; sự hiện diện của vi sinh vật bản địa và sức sống của vi sinh vật. Phương pháp nuôi cấy gặp nhiều hạn chế nếu vi sinh vật ở trạng thái tổn thương hoặc ở trạng thái sống nhưng không thể nuôi cấy (VBNC).

Chính vì vậy, một phương pháp với độ nhạy và độ chính xác cao, rút ngắn thời gian và có thể phân tích cùng lúc nhiều mục tiêu vi sinh vật để phục vụ cho việc kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trở nên phổ biến. Đặc biệt là trong việc sàn lọc phương pháp và kiểm nghiệm vi sinh vật gây bệnh trong mẫu thực phẩm và trong kiểm soát môi trường. Cùng với sự phát triển tiên tiến của thiết bị và các kỹ thuật sinh học phân tử, phương pháp real-time PCR (qPCR) ngày càng trở nên phổ biến, đặc biệt là trong kiểm nghiệm tác nhân sinh học ở các ngành công nghiệp. Với độ nhạy, độ đặc hiệu cao cùng với việc rút ngắn thời gian phân tích, sàn lọc so với phương pháp nuôi cấy truyền thống, qPCR có thể được dùng trong tất cả các giai đoạn sản xuất.

Hệ thống Assurance GDS định tính vi sinh vật gây bệnh trong mẫu thực phẩm và môi trường bằng phương pháp qPCR. Assurance GDS khuếch đại trình tự acid nucleic tự động cho kết quả chính xác và đáng tin cậy nhất – đã được thẩm định theo AOAC và AFNOR trên nhiều nền mẫu khác nhau, đáp ứng các yêu cầu khắt khe của các phòng kiểm nghiệm thực phẩm.

Hệ thống kết hợp những cải tiến mới nhất trong công nghệ sinh học phân tử và vi sinh thực phẩm để cung cấp kết quả nhanh hơn với độ chính xác cao hơn, đáp ứng các thách thức mới trong kiểm tra mẫu thực phẩm và môi trường.

Quy trình gồm 3 bước chính:

  • Tăng sinh làm giàu

  • Chuẩn bị mẫu sử dụng phương pháp miễn dịch từ tính (IMS) cùng bộ kit phát hiện vi sinh vật gây bệnh GDS Assurance: thủ công với công cụ GDS PickPen hoặc tự động với GDS PickPen PIPETMAX

  • Thực hiện phản ứng RT-PCR với thiết bị luân nhiệt GDS Rotor-Gene, phiên giải kết quả tự động trên phần mềm

Assurance GDS PickPen, 8 vị trí

 

Hệ thống GDS PickPen PIPETMAX

 

Thiết bị luân nhiệt Assurance GDS Rotor-Gene Q

 

Quy trình kiểm mẫu thực phẩm phương pháp qPCR bằng hệ thống GDS Assurance

 

Công ty TNHH Thiết bị Khoa học Việt Anh vinh dự là đối tác phân phối chính thức hệ thống phát hiện vi sinh vật gây bệnh trong thực phẩm Assurance GDS của Merck Millipore tại Việt Nam. Vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn và phục vụ sớm nhất.


CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ KHOA HỌC VIỆT ANH

📩 Email: info@vietanhco.com.vn

🌎 Website: https://vietanhco.com.vn

☎️ Hà Nội: 024 3783 1852 - TP. Hồ Chí Minh: 028 3517 1160

 
 
 
 
← Bài trước Bài sau →
Back to top